Home row Đăng ký kinh doanh row Tư vấn doanh nghiệp row Phân biệt Giấy chứng nhận ĐKKD và Giấy phép kinh doanh

Phân biệt Giấy chứng nhận ĐKKD và Giấy phép kinh doanh

Cập nhật: 16:04 Ngày 13/11/2017

   Việc nhầm lẫn giữa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh có lẽ không phải là ít. Hầu hết mọi người đều cho rằng hai loại giấy này là một, và nó được cấp khi chúng ta thành lập một doanh nghiệp mới nhưng thực chất không phải như vậy.
   Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp, trong đó ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp
   Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho doanh nghiệp có kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Thông thường được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
   Để so sánh chi tiết các loại giấy tờ trên chúng ta cần căn cứ vào các quy định về ý nghĩa pháp lý, điều kiện cấp Nội dung của các loại giấy tờ đó, thời hạn cấp cơ quan có thẩm quyền cấp...

Phân biệt Giấy chứng nhận ĐKKD và Giấy phép kinh doanh

1. Ý nghĩa pháp lý:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
   + Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước.
   + Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh:
   +  Là sự cho phép của cơ quan quản lý Nhà nước.
   + Là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).
2. Điều kiện cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2014,  doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
   +    Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh
   +    Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014
   +    Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ
   +    Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Giấy phép kinh doanh:
   +     Đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật
   +    Các điều kiện này có thể là về cơ sở vật chất, về vốn pháp định, về chứng chỉ hành nghề,...
2. Thủ tục cấp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:  
   + Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
   + Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh:
   + Đơn xin phép
   + Hồ sơ hợp lệ
   + Thẩm định, kiểm tra các điều kiện do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

3. Thời hạn tồn tại:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phụ thuộc vào sự tồn tại của doanh nghiệp hay quyết định của chính chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp. Nội dung này không được thể hiện vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy phép kinh doanh: Được thể hiện trong Giấy phép kinh doanh. Thời hạn này dài hay ngắn phụ thuộc vào sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thầm quyền. Thông thường có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
4. Quyền của nhà nước:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nếu có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy phép kinh doanh: đủ hồ sơ, đủ Điều kiện nhưng cơ quan Nhà nước vẫn có thể từ chối để bảo vệ lợi ích cộng đồng, có thể hạn chế số lượng.
   Như vậy, có thể thấy rõ ràng hai loại Giấy phép này hoàn toàn khác nhau. Một doanh nghiệp có thể có đồng thời Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh khi thành lập và ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
   Hãy liên hệ với 
Tư vấn Blue – chi nhánh  tại  Kiên Giang theo hotline 0911.999.029 để được tư vấn cụ thể
 


Công ty Tư vấn Doanh Nghiệp Luật Blue

Địa chỉ :  Số 59, đường Hoàng Diệu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang i

Phone :  0911.999.029

Email  :  luatsukiengiang68@gmail.com

Holine  :   0911.999.029

Bài viết liên quan

Bình luận

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Sở hữu trí tuê

Tư vấn đầu tư nước ngoài

Giấy phép con

Copyright © 2013 - 2017 DANGKYKINHDOANHKIENGIANG.COM
CÔNG TY TƯ VẤN DOANH NGHIỆP LUẬT BLUE 
Email: TuVanDoanhNghiepKienGiang68@gmail.com | Điện thoại: 0911.999.029
Địa chỉ: Số 59 Hoàng Diệu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang